Phân biệt 2 hình thức xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

xuất khẩu

Ngành xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế quốc gia. Trong xuất khẩu, có hai hình thức phổ biến nhất là xuất nhập khẩu chính ngạch và xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai hình thức xuất khẩu này, cũng như cách thức phân biệt xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

Xuất khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua hoạt động mua bán. Song song đó, xuất nhập khẩu cũng là một hình thức của mối quan hệ xã hội, phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa những nhà sản xuất hàng hoá riêng biệt thuộc nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

export

Xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hoá (hàng hoá ở đây có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một đất nước khác dựa trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ trong trường hợp này có thể là tiền của một trong hai quốc gia hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế).

Bản chất của xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động vô cùng cần thiết trong thời buổi xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Những quốc gia tham gia vào hoạt động xuất khẩu sẽ phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn. Nhờ vào cơ sở về lợi thế so sánh giữa các quốc gia, từ đó sẽ góp phần gia tăng tính chuyên môn hoá, đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng về chi phí sản xuất và nhiều chi phí khác, giá thành sản phẩm cũng theo đó mà giảm đi.

Mục đích chính của các nước khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu chính là thu được một lượng ngoại tệ lớn nhằm có thể nhập khẩu những trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại,… Thông qua đó cũng tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần xây dựng nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hoá, rút ngắn khoảng cách chênh lệch lớn giữa các quốc gia trên thế giới.

Thông thường, các quốc gia không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu, cho dù có đáp ứng được thì chi phí cũng rất cao. Vì lẽ đó, họ cần phải tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nhằm buôn bán các sản phẩm mà mình có lợi thế và nhập vào những hàng hóa mà trong nước không thể sản xuất hoặc nếu sản xuất sẽ phải tốn rất nhiều chi phí.

Tiểu ngạch là gì? Thế nào là xuất khẩu tiểu ngạch?

tiểu ngạch

Tiểu ngạch là một trong các hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa những người dân sinh sống ở gần vùng biên giới giữa hai quốc gia có đường biên giới kế nhau. Chẳng hạn như ở nước ta, những người dân sống tại các khu vực cửa khẩu như: Mộc Bài, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai,… thường giao thương thông qua đường tiểu ngạch các loại nông sản, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như quần áo, vải vóc,…

Theo công ty nhập hàng Trung Quốc Piget.vn thì nhập khẩu tiểu ngạch là một trong những hình thức kinh doanh, mua bán hàng hóa, được rất nhiều thương buôn ưa chuộng hiện nay bởi loại hình này sở hữu nhiều ưu điểm như thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển rẻ.

Khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, các cá nhân vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt, kỹ lưỡng về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động – thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm,… bởi những cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi được thông quan.

Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu này cũng còn tồn tại một số hạn chế như: tính ổn định thấp, dễ gặp phải rủi ro, có khả năng bị ép giá khi xuất khẩu hàng hóa và sau khi làm thủ tục hải quan sẽ không thể mang hàng về.

Chính ngạch là gì? Xuất khẩu chính ngạch là gì?

tiểu ngạch và chính ngạch

Bên cạnh tiểu ngạch, chính ngạch cũng là một hình thức xuất khẩu được nhiều thương lái, đơn vị sản xuất chọn lựa để giao dịch và thông thương với các quốc gia có đường biên giới liền kề với nước ta như Trung Quốc, Lào, Campuchia,…

Xuất khẩu chính ngạch là hoạt động mà các đơn vị, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong nước ký kết những hợp đồng kinh tế với các bên đối tác nước ngoài dựa trên hiệp định đã được ký kết (hay cam kết) giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa một quốc gia với các khu vực, tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới theo quy định quốc tế.

Sự khác biệt giữa xuất khẩu tiểu ngạch và xuất khẩu chính ngạch

Tiểu ngạch và chính ngạch là hai hình thức xuất khẩu thông dụng nhất và được nhà nước ta công nhận là những hoạt động thông thương hợp pháp tại vùng biên giới. Tuy rằng xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch đều được chính phủ hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển, nhưng mỗi hình thức này đều có những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng.

Dưới đây là hai đặc điểm khác biệt cơ bản giữa xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch:

tiểu ngạch và chính ngạch

Thuế và thủ tục giấy tờ

Theo Cẩm Thạch Company – đơn vị nhập khẩu chính ngạch hàng hóa lớn tại Việt Nam hiện nay thì đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tiểu ngạch luôn là hình thức được ưa chuộng hàng đầu bởi thuế suất thường thấp hơn so với thuế suất xuất khẩu chính ngạch và thủ tục thực hiện dễ dàng. Chỉ cần có tờ khai tiểu ngạch, chịu chi phí biên mậu là đã có thể xuất được hàng mà không cần đến các giấy tờ như: hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như thông qua con đường chính ngạch. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường bị hạn chế về tính ổn định và giá trị giao dịch.

Nhiều cá nhân, công ty thường lợi dụng những đặc điểm này trong xuất khẩu tiểu ngạch nhằm tránh thuế. Họ sẽ tiến hành thuê mướn nhiều người dân tại vùng biên giới thực hiện giao dịch để hạn chế việc phải nộp thuế nhiều. Tuy nhiên, hành vi này cũng có thể bị bắt và ghép vào tội trốn thuế.

container

Mặt khác, xuất khẩu chính ngạch là hoạt động vận chuyển, giao thương hàng hóa qua biên giới thông qua nhiều cửa khẩu với số lượng hàng hóa lớn. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính ngạch luôn phải thông qua kiểm duyệt kĩ lưỡng về mặt chất lượng, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm,… bởi những cơ quan chức năng chuyên ngành và bắt buộc phải hoàn thành tất cả những thủ tục cần thiết cũng như phải đóng đầy đủ mức thuế trước khi thông quan.

Giá trị khi giao dịch

Đối với xuất khẩu chính ngạch, bạn sẽ không bị giới hạn về mặt chi phí và giá trị của đơn hàng, đồng thời cũng có thể xuất đi bất cứ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm với số lượng không giới hạn.

Trái lại, đối với hình thức xuất khẩu tiểu ngạch, hàng hóa sẽ bị giới hạn về số lượng dựa trên quy định của pháp luật.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai hình thức xuất khẩu thông dụng nhất hiện nay đó là xuất khẩu tiểu ngạch và xuất khẩu chính ngạch, cũng như hiểu rõ sự khác nhau giữa hai loại hình xuất khẩu này. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu đang rất phát triển hiện nay.

Xem thêm: Sales Logistics là gì? Quy trình tìm kiếm khách hàng