Sale logistics là gì? Quy trình tìm kiếm khách hàng logistics

Sale logistics là gì? Quy trình tìm kiếm khách hàng logistics

Sales Logistics là gì? Được biết là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Logistics. Để có thể vận chuyển hàng hóa đảm bảo an toàn và chất lượng thì không thể thiếu vai trò của nhân viên logistics. Vậy, Sale Logistics là gì? Quy trình tìm kiếm khách hàng logistics ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây của chúng tôi tổng hợp được các nguồn thông tin uy tin chất lượng.

Sale logistics là gì? Vai trò của nhân viên Sales Logistics?

Sale Logistics là một chuỗi dịch vụ, gồm các quy trình hoàn thiện quá trình mua bán sản phẩm hàng hóa. Các công ty hậu cần sẽ làm việc với các nhà cung cấp bằng việc sử dụng cơ chế nội bộ. Công ty logistics cần đảm bảo các sản phẩm hàng hóa được chuyển từ bên cung cấp tới khách hàng một cách an toàn và đúng thời gian.

Sale logistics là gì? Vai trò của nhân viên Sales Logistics?

Một lời chia sẻ đúng nghĩa từ công ty Cẩm Thạch Company cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công ty logistics là phụ trách vận chuyển hàng hóa, dưới sự quản lý của các nhân viên, hậu cần, điều phối viên, tài xế,…

Vai trò của nhân viên Sales Logistics là gì?

Sales Logistics Staff là những người làm việc tại công ty logistics, chịu trách nhiệm tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng những dịch vụ, cung cấp chi phí vận chuyển liên quan, lên kế hoạch và thực hiện, giám sát quy trình vận chuyển. Cụ thể là:

  • Tìm kiếm, giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ vận chuyển của hãng.
  • Chăm sóc khách hàng, hỗ trợ giá cả cùng những dịch vụ ưu đãi cho khách hàng.
  • Cung cấp hỗ trợ nhóm hậu cần, đảm bảo các lô hàng đi và đến đều không bị hư hại hay nhầm lẫn.
  • Yêu cầu khách hàng xác nhận đơn, đặt hàng bên ngoài với những nhà giao nhận vận chuyển.

Quy trình tìm kiếm khách hàng logistics

Quy trình tìm kiếm khách hàng logistics gồm những bước cụ thể sau:

1. Xác định lợi thế cạnh tranh

Xác định xem công ty bạn mạnh về mảng nào? Bởi hầu hết các công ty đều thường tập trung đánh vào một mảng là hàng khô hoặc hàng lạnh và các tuyến có khả năng cạnh tranh cao hơn đối thủ có thể là tuyến Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ,…Với những công ty nhỏ thường chọn tuyến Châu Á bởi các yếu tố như dễ làm, giá cả phải chăng.

Bước này khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các nhân viên cũ của công ty để xác định dễ dàng hơn. Khi đã xác định được thế mạnh cạnh tranh của công ty, bạn sẽ vạch ra được đâu là khách hàng tiềm năng để sale hiệu quả hơn.

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu

Đối tượng của nhân viên Sales Logistics là những người có quyền quyết định việc booking tàu, thuê dịch vụ xuất nhập khẩu, hầu hết họ thường là nhân viên xuất nhập khẩu. Sales Logistics gồm 3 bộ phận:

  • Sales Full Container Load– Sales hàng nguyên con: Đối tượng chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu lớn, chẳng hạn như các công ty XNK gỗ, gạo, may mặc,…
  • Sales Less than Container Load – Sales hàng lẻ: Những công ty XNK nhỏ thuộc TNHH một thành viên, cá nhân.
  • Sales Overseas: Hình thức dành cho các công ty có quy mô lớn và muốn bành trướng quy mô hơn nữa.

3. Thu thập thông tin khách hàng – bước quan trọng trong quy trình sale logistics là gì

Sau khi xác định được mảng thị trường có tiềm năng, saleman sẽ bắt đầu thu thập thông tin của đối tượng khách hàng có nhu cầu. Các thông tin tối thiểu cần có để phục vụ công việc Sales Logistics là: tên công ty, số điện thoại, địa chỉ, email,…

Saleman có thể tận dụng mối quan hệ thân quen để có được nguồn thông tin chính xác, hoặc tìm kiếm thông tin trên website của doanh nghiệp mà để phát triển được website chất lượng để giữ được khách hàng của bạn thì bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức lập trình qua https://mona.guide, tiếp cận trực tiếp từ những hội chợ quốc tế,…

4. Tiếp cận khách hàng để giới thiệu dịch vụ

Tiếp cận khách hàng để giới thiệu dịch vụ

Từ những thông tin thu thập được, saleman tiếp tục thực hiện việc tiếp cận khách hàng để giới thiệu dịch vụ bằng nhiều cách:

  • Giới thiệu dịch vụ qua điện thoại: Có thể saleman sẽ bị nhận nhiều sự từ chối bằng cách tiếp cận này, thế nhưng đừng nản lòng bởi có thể 100 người sẽ có 1 người đồng ý.
  • Giới thiệu dịch vụ qua email marketing: Gửi email update giá các tuyến vận chuyển hàng hóa thường xuyên cho khách. Chắc chắn họ sẽ liên hệ lại với bạn nếu thấy hợp lý.
    Liên hệ trực tiếp: Hình thức tiếp cận này giúp bạn có cơ hội thuyết phục cao hơn nhưng bạn cần bỏ ra một khoản đầu tư lớn về thời gian và chi phí đi lại.

5. Phân loại khách hàng

  • Khách hàng tiềm năng: Những khách hàng đang thực sự có nhu cầu và thuộc trong vùng khách hàng mục tiêu của bạn.
  • Khách hàng không tiềm năng: Những khách hàng đã có đối tác, không có nhu cầu

6. Liên hệ hãng tàu

Tùy thuộc vào từng loại hàng, phương thức vận chuyển, tùy tuyến vận chuyển ta sẽ liên hệ với nhà vận chuyển phù hợp để xin giá vận chuyển cho lô hàng. Nên tập trung vào một số hãng cố định để được trở thành khách hàng quen thuộc để nhận được nhiều ưu đãi về giá cả. Nếu bạn là nhân viên mới vào nghề thì nên kiểm tra giá từ 2 hãng tàu trở lên để có sự lựa chọn tốt nhất.

7. Báo giá theo nhu cầu

Sau khi có giá từ hãng tàu về tuyến và lượng hàng theo nhu cầu khách hàng. Bạn cần tiến hành báo giá cho khách hàng. Khi báo giá cho khách hàng cần quan tâm người đó cần giá hay chất lượng, bởi nếu khách cần chất lượng, bạn có thể độn giá cao để lấy lời thêm, theo đó hãy phục vụ họ thật nhiệt tình. Còn với những đối tượng quan trọng giá, hãy cho họ một cái giá mềm thôi và không cần chi quá nhiều thời gian với họ.

Những nội dung cần báo:

  • Giá vận chuyển lô hàng từ điểm xuất phát tới điểm đến, thời gian vận chuyển, địa điểm trung chuyển, lịch tàu, phí liên quan,…

Một số lưu ý đặc biệt:

  • Báo giá theo nhu cầu khách hàng sau khi có tất cả các loại chi phí cần thiết. Nếu là khách hàng quen thuộc thì có thể gọi điện báo giá, còn khách hàng mới thì bạn có thể gửi mail báo giá đến khách hàng.
  • Nếu bạn nhận được phản hồi không đồng ý hợp tác từ khách hàng, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách thuyết phục, thương lượng, đồng thời rút kinh nghiệm cho lô hàng sau. Nếu mọi chuyện vẫn thuận lợi thì chuyển qua giai đoạn tiếp theo – cập nhật tiến độ hàng hóa.

8. Cập nhật tiến độ hàng hóa cho khách hàng

Cập nhật tiến độ hàng hóa cho khách hàng

Sau khi thỏa thuận về giá được chấp nhận. Sale sẽ thông báo cho bộ phận xuất nhập khẩu cùng những bộ phận liên quan để lên kế hoạch thực hiện lô hàng. Tiếp đến là theo dõi lô hàng, đảm bảo hàng đi đúng thời gian và an toàn. Quy trình Sales Logistics đến đây đã hoàn thiện tới 80%. Những phần còn lại bộ phận chứng từ và chuyển giao sẽ đảm nhiệm để đưa hàng đến đúng nơi quy định.

9. Chuyển giao công việc

Tiếp đến bộ phận chứng từ sẽ liên hệ với người gửi hàng hoặc người nhập hàng để lấy một số chứng từ liên quan như invoice, packing list, giấy chứng nhận xuất xứ,…Và sẽ phát hành một số chứng từ như D/O, House bill,…phục vụ cho quá trình làm việc giữa bộ phận giao nhận với hải quan, giữa công ty với khách hàng.

Bộ phận giao nhận: Cầm các loại giấy tờ, chứng từ liên quan ra kho, bãi, cảng, tiến hành làm thủ tục xuất, nhập hàng.

10. Chăm sóc khách hàng

20% còn lại đối với Saleman là giữ chân khách hàng sau đó. Hãy chăm sóc họ thật tốt, đưa họ trở thành khách hàng trung thành của công ty. Hãy gửi một lời nhắn qua điện thoại, gmail cho khách hàng khi đến dịp lễ, tết, gặp gỡ cà phê trò chuyện các kiểu,…

Nhiều doanh nghiệp còn có dịch vụ tư vấn nghiệp vụ miễn phí giúp đối tác của mình khi gặp khó khăn trục trặc với hải quan, giảm thuế,…

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi Sales logistics là gì? Quy trình tìm kiếm khách hàng logistics. Đừng quên theo dõi những chia sẻ hữu ích từ các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!