Web Cache là gì? Tại sao nên dùng web cache?

Web Cache.

Đứng trên phương diện người dùng, nhiều người sẽ không khỏi nản lòng bởi đôi lúc chúng ta mất quá nhiều thời gian để tải một tài liệu nào đó. Thậm chí đợi rồi kết quả cuối cùng là kẹt, lỗi, không tải được. Điều này vừa gây tốn thời gian mà còn tốn công sức. Thay vào đó, nhiều người lựa chọn web cache với ưu điểm giảm độ trễ, tăng tốc độ load, giảm tài nguyên, chi phí bằng thông,… Vậy thực chất web cache là gì? Hãy cùng khám phá công cụ này cùng chúng tôi thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung bài viết được tham khảo từ công ty Mona MediaFreelancer thiết kế website. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn quý đối tác. Mona Media là một công ty thiết kế và lập trình website/phần mềm hàng đầu Việt Nam với hơn 1500 dự án đã hoàn thành và đặc biệt là tỉ lệ hài lòng gần như tuyệt đối

Web Cache là gì?

Web cache thực chất là một bộ nhớ đệm, thiết bị phần cứng hay ứng dụng phần mềm dùng để lưu trữ tạm thời các nội dung có dạng tĩnh, được truy cập sử dụng thường xuyên.

Chúng ta có thể phân tích từ thực tế sở thích và thói quen người dùng internet. Hầu như mọi người đều thường tự tải xuống các nội dung trên website nhiều lần. Với mỗi người dùng thực hiện request, các response sẽ được gửi đi từ origin server hay còn gọi là máy chủ gốc.

web cache.
Một số khái niệm bạn nên biết về web cache.

Trong trường hợp quá nhiều người thực hiện tải dữ liệu trong cùng một thời gian, thời gian phản hồi (hay còn gọi là response time) sẽ tăng lên, thậm chí có thể gây quá tải máy chủ.

Khi đó, nếu có sự hỗ trợ của web cache, chúng sẽ giúp xử lý các request cho những nội dung phổ biến, Và chúng sẽ chuyển hướng đến máy chủ gốc. Điều này giúp đặt các nội dung ở vị trí gần hơn với người dùng cuối cùng, giúp cải thiện thời gian phản hồi, tăng tốc độ tải dữ liệu nhanh hơn.

Cách thức hoạt động của web cache

Web cache được coi như một bộ chứa trung gian, lưu trữ dữ liệu trong thời gian ngắn. Bất cứ nội dung nào được tải xuống từ máy chủ, một bản sao đi kèm sẽ được tải vào bộ nhớ đệm web cache và lưu trữ tại đây trong một thời gian nhất định mà bạn đã cài đặt trước đó.

Khi có người dùng tải cùng một yêu cầu, nội dung đó, web cache sẽ thực hiện công việc thay máy chủ bằng cách gửi nội dung đã được lưu  trước đó đi. Khi đó, các requests của người dùng không cần gửi tới máy chủ nữa. Khi đó, bộ nhớ đệm này được gọi là bộ nhớ đệm nội dung (hay content caching).

Flow của bộ nhớ đệm web cache được phổ biến như:

  • Người dùng có thể truy cập website
  • Ngôn ngữ lập trình HTTP requests đến với bộ nhớ đệm
  • Nếu đối tượng được yêu cầu lưu trữ trong web cache thì chúng sẽ phản hồi ngay với đối tượng này mà không cần qua máy chủ.
  • nếu đối tượng được lưu trữ cache, web cache sẽ giữ lại bản sao và gửi cho requests tiếp theo.

Tác dụng của web cache là gì?

Việc sử dụng web cache đem tới cho người dùng rất nhiều lợi ích khác nhau như:

Một số tác dụng của web cache.
Một số tác dụng của web cache mà bạn nên biết khi thiết kế website.
  • Giúp cải thiện tốc độ, đáp ứng các yêu cầu một cách kịp thời.
  • Giảm thiểu hoạt động mạng, băng thông, tránh tình trạng lặp lại nhiều lần không cần thiết.
  • Tăng hiệu suất của phần cứng, đồng thời làm giảm các xử lý thông qua CPU.
  • Đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng ngay cả khi mạng bị gián đoạn.
  • Đáp ứng được mức lưu lượng lớn đối với các gói hosting có hỗ trợ cache. Đặc biệt, memcached hosting có thể chịu được lượng lưu lượng lớn gấp 3 – 4 lần các gói hosting khác.

Nội dung cache được lưu trữ ở đâu?

Như chúng ta đã biết, cache chỉ lưu trữ nội dung để tái sử dụng cho các lượt truy cập tiếp theo sau đó của người dùng. Những nội dung có thể được lưu trong web cache như:

  • Logo, banner, tiêu đề, hình ảnh tĩnh,…
  • Các file định dạng Javascript, CSS,..
  • Các tệp tin tải về, tin media,…

Những nội dung trên sẽ được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau như trên server, các web server hoặc giữa các client. Tùy vào từng nơi lưu trữ khác nhau mà web cache có thể chia thành 3 loại sau:

Browser Cache

Trình duyệt phân phối lượng nhất định, lưu trữ trên đĩa cứng của máy tính. Dung lượng này dùng để lưu trữ những nội dung bạn đã xem và cho phép truy xuất thông tin nhanh trực tiếp từ máy tính thay vì tải qua đường truyền mạng.

Proxy Cache

Proxy Cache.
Proxy Cache là một trong những khái niệm mà bạn nên biết.

Proxy Cache có thể giúp tận dụng tối đa các tài nguyên phần cứng, chúng được lấy từ các máy chủ nắm giữa khách hàng và máy chủ của website và cache nội dung như mong muốn.

Surrogate cache

Surrogate cache (hay còn được gọi là Reverse proxy cache hoặc Gateway Cache), thường được triển khai dưới dạng máy chủ 2 lớp. Một lớp đóng vai trò như front end để xử lý các file tĩnh. Lớp còn lại dùng như backend nhằm xử lý các nội dung file động.

Bên cạnh các loại địa chỉ lưu trữ trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về hình thức cache như:

  • HTML Caching: Hình thức lưu toàn bộ nội dung website được người dùng truy cập vào một tệp tin tĩnh, lưu tại ổ cứng máy chủ.
  • Opcode Caching: Giúp tăng hiệu suất phân tích, biên dịch và lưu  lại địa cứng hoặc ram để tái sử dụng.
  • Object Caching: là hình thức hỗ trợ riêng cho nền tảng wordpress. Thông qua hàm wp_cache để lưu trữ các đối tượng query hay  bất cứ thứ gì có thể xử lý bằng code PHP.
  • Database Caching: Lưu trữ lại những kết quả các truy vấn trong database đến bộ nhớ Ram để trả lại kết quả truy vấn lần sau đó.

Một số cách xóa web cache khi cần

Như chúng ta đã phân tích bên trên có thể thấy được, web cache dùng để lưu trữ nhiều dạng nội dung khác nhau. Nó hỗ trợ làm tăng tốc độ tải trang cho các lần truy cập tiếp theo. Nhưng nếu bạn sử dụng web cache trong một thời gian dài có thể khiển lưu lượng ổ cứng giảm. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu năng của máy tính. Không những vậy, nó còn làm giảm tốc độ tải dữ liệu.

Do đó, việc xóa cache thường xuyên là điều cần thiết để cải thiện tốc độ tải cũng như bảo mật tốt cho máy tính của bạn.

Nếu bạn xóa cache trong Mozilla Firefox, bạn chỉ cần vào “Privacy”, chọn “Clear your recent history” và làm theo hướng dẫn.

Việc sử dụng web cùng các ứng dụng, công cụ bổ trợ đòi hỏi cao hơn về băng thông, tài nguyên máy chủ. Cùng với đó là những ảnh hưởng về chi phí, thiệt hại về nguồn tài chính. Nhưng với phần cứng, ứng dụng hay phần mềm web cache, bạn có thể giải phóng tài nguyên một cách hiệu quả hơn. Do đó, hãy dùng web cache một cách hợp lý, tận dụng tối đa ưu điểm của bộ nhớ đệm, đồng thời làm sạch bộ nhớ định kỳ để tăng tốc độ và hiệu suất của website tốt nhất bạn nhé!