IoT là gì? Cách thức IoT hoạt động. Lợi ích của IoT trong đời sống

iot

Những viễn cảnh tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh. Con người điều khiển vạn vật trong lòng bàn tay, xuất hiện màn hình ảo, robot biết nói chuyện với con người,… Tất cả đã và đang được dần thể hiện ở thực tế. Và tất cả những thứ đó được gọi chung là IoT. Vậy IoT là gì? Bạn có tò mò không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về khái niệm IoT và những điều xung quanh thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé.

IoT là gì? 

IoT (tên đầy đủ là Internet of Things) là internet vạn vật. Nó đề cập tới hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu với nhau. Thông qua bộ xử lý rẻ và mạng không dây có thể biến mọi thứ từ những thiết bị xung quanh chúng ta như cái cốc đến máy bay đều trở thành một phần của IoT. 

iot

Khá nhiều đối tượng vật lý có thể biến thành thiết bị IoT nếu nó được kết nối với internet và được điều khiển theo cách đó. Đó có thể là chiếc máy bay không người lái, động cơ phản lực chứa hàng ngàn cảm biến thu thập và truyền dữ liệu. Hay đơn giản hơn là bóng đèn cảm biến chuyển động, bộ điều chỉnh nhiệt thông minh trong văn phòng, những đồ chơi cho trẻ em,…

IoT lớn đến mức nào?

internet of things

IoT không chỉ giới hạn ở vài thiết bị, nó không ngừng lớn và ngày càng lớn hơn. Đã có nhiều thứ được kết nối với nhau hơn mọi người trên thế giới. Tính toán từ Gartner cho thấy, khoảng 8,4 tỷ thiết bị IoT đã được sử dụng vào năm 2017, tăng 31% so với năm 2016. Chỉ tính riêng năm 2017, tổng chi tiết cho IoT đạt 2 ngàn tỷ đô. Trong đó, 2/3 thiết bị tập trung ở các quốc gia Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc. Hơn phân nửa các thiết bị IoT là các sản phẩm tiêu dùng như TV thông minh, loa, đồng hồ điện, camera,… Gartner cho biết thêm.

Và chắc chắn, con số này đã không dừng lại ở đó. Nhưng không dừng lại đó, con số này còn tăng vượt bật vào năm 2020 khi đạt tới hàng chục tỷ thiết bị. Dự đoán mỗi một mạng lưới IoT có thể chứa đến 50 – 100 nghìn tỉ đối tượng kết nối khác nhau. Số liệu đó cũng đủ cho ta thấy mức độ “khủng” của IoT như thế nào.

IoT hoạt động ra sao?

Điều kỳ diệu ở IoT chính là cảm biến. Các thiết bị cần kết nối sẽ được tích hợp một chip cảm biến để chuyển đổi. Chíp sẽ giúp phát hiện hiện tượng môi trường, biến nó thành dữ liệu trong môi trường internet để xử lý dữ liệu và tiến hành thực thi các điều hướng trong mạng internet và người dùng mong muốn.

Ban đầu, các chuyên gia sẽ cài đặt những thiết bị IoT, cung cấp cho chúng những hướng dẫn, cách thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu. Thiết bị sẽ tự hoạt động trong hầu hết các khâu không cần tới sự can thiệp của con người. 

cách iot hoạt động

Chẳng hạn, với một thiết bị thu dữ liệu thời tiết, các chuyên gia cài đặt sao cho chúng tự cập nhật nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,… Không cần thêm bất kỳ sự can thiệp nào khác từ người dùng, bạn chỉ cần bật điện thoại, vào app và kiểm tra thông số thời tiết hiện có.

Lợi ích của IoT đối với người dùng & doanh nghiệp

Sự xuất hiện của mạng lưới internet trực tiếp dẫn đến sự ra đời của IoT. IoT tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ trên internet vao gồm cả những dữ liệu để dùng tạo ra thiết bị hữu ích hay phần được dùng vào mục đích khác.

Công nghệ giúp chúng ta tạo ra khối lượng thông tin khổng lồ trên thời gian thực, mà trước đó các nhà khoa học chưa từng làm được. 

Với người dùng

IoT tạo nên môi trường sinh sống và làm việc tiện lợi và thông minh hơn. Các speaker thông minh như Amazon, Google Home, Echo,… có thể giúp phát nhạc dễ dàng, hẹn giờ hoặc nhận thông tin.

nhà thông minh

Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi ra khỏi nhà nhờ có hệ thống an ninh gia đình giám sát mọi thứ diễn ra trong ngôi nhà. Người trong nhà có thể xem được ai gõ cửa, nói chuyện với người sau cánh cửa trước khi quyết định có mở cửa hay không. Ở trong nhà, máy điều hòa, máy sưởi ấm, hệ thống đèn chiếu sáng,… sẽ khởi động khi có người quay trở về.

Trong một môi trường rộng hơn, những thiết bị như xe hơi tự lái, thành phố thông minh giúp chúng ta xây dựng và quản lý không gian công cộng. Cảm biến giảm đi những ồn ào, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường,… và nhiều hơn thế.

Với doanh nghiệp

Lợi ích của IoT đối với doanh nghiệp tùy thuộc vào việc triển khai cụ thể. Việc sử dụng IoT cho doanh nghiệp được chia thành 2 phân khúc bao gồm: 

  • Các thiết bị dành riêng cho ngành như cảm biến trong nhà máy phát điện, thiết bị định vị thời gian chăm sóc sức khỏe.
  • Các thiết bị IoT được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp như hệ thống an ninh, điều khóa không khí thông minh, cửa từ,…

iiot

Doanh nghiệp thực sự đang nhận thấy nhiều cái “được” từ IoT. Chúng giúp việc giám sát kinh doanh thuận lợi và bao quát hơn. Chúng được tích hợp và điều chỉnh mô hình kinh doanh, tối ưu chi phí, thời gian và nhân công, giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh tốt hơn. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, tăng trải nghiệm khách hàng và có thêm doanh thu hiệu quả hơn.

Các doanh nghiệp đang chi tiêu nhiều hơn cho các thiết bị IoT. Vì họ tin rằng, những đầu tư này sẽ giúp họ gặt hái doanh thu thêm gấp nhiều lần nữa. Trong đó, ngành sản xuất, vận tải và tiện ích có sự đầu tư mạnh mẽ nhất.

Những lợi ích mà IoT đem lại dễ thấy. Nhưng những đổi mới từ IoT cũng đang có sự ảnh hưởng lớn đến vấn đề riêng tư cá nhân của chúng ta.

Vấn đề bảo mật & an ninh mạng của IoT

Bảo mật đang là vấn đề lớn nhất đối với IoT. Những cảm biến thu thập nhiều trường hợp dữ liệu cực kỳ nhạy cảm. Chẳng hạn, trong nhà bạn nói gì, làm gì, đều sẽ thấy được. Vậy việc giữ bảo mật sẽ là điều tối quan trọng để tạo niềm tin với người dùng. Nhưng cho đến nay, vấn đề bảo mật của IoT vẫn chưa ổn lắm. Nhiều thiết bị IoT thiếu những điều cơ bản về bảo mật như vấn đề mã hóa dữ liệu khi sử dụng.

bảo mật iot

Những lỗ hổng trong phần mềm là vấn đề lớn. Nhiều thiết bị lại thiếu khả năng chắp vá và trở thành nguy cơ vĩnh viễn của chúng. Tin tặc hiện đang tích cực nhằm vào mục tiêu của các thiết bị như webcam, bộ định tuyến. Các nghiên cứu cho thấy, hàng trăm ngàn webcam có thể bị hack dễ dàng. Trong khi một số smartphone kết nối internet dành cho trẻ em tìm thấy có chứa lỗ hổng bảo mật cho phép tin tặc theo dõi vị trí, nghe lén cuộc hội thoại, thậm chí là giao tiếp với người dùng.

IoT thu hẹp khoảng cách giữa thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số. Điều đó cũng đồng nghĩa là việc hack vào các thiết bị có thể gây hậu quả nguy hiểm cho thế giới thực. Chấp nhận cái mới đồng nghĩa đánh đổi bảo mật và quyền riêng tư. Và chúng ta vẫn đang chờ đón những điều kỳ diệu, giải pháp mới để cải thiện vấn đề an toàn cho người dùng trong thời gian tới.