Tìm hiểu về ngôn ngữ thiết kế website phổ biến là điều quan trọng đối với lập trình viên, cũng như Steve Jobs, nhà sáng lập đế chế Apple đã từng nói :“Tôi tin rằng mọi người đều nên học làm cách nào để viết một chương trình cho máy tính, bởi vì nó sẽ dạy cho bạn làm thế nào để suy nghĩ”. Việc tìm hiểu về ngôn ngữ thiết kế website giúp cho các lập trình viên tăng khả năng tư duy và thử nghiệm những ý tưởng mới nhằm tạo ra một sản phẩm hoàn thiện. Dưới đây là top những ngôn ngữ thiết kế website phổ biến nhất hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các lập trình viên.
Top 4 ngôn ngữ thiết kế website phổ biến nhất hiện nay
Ngôn ngữ PHP: phổ biến và chi phí thấp
PHP (viết tắt của Personal Home Page) chính là ngôn ngữ phổ biến nhất, bản chất là một ngôn ngữ thiết kế website dạng script (một nhánh của ngôn ngữ lập trình), và nó đặc biệt phù hợp để phát triển web, phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát vì nó dễ dàng nhúng vào các trang HTML. Sự phổ biến của PHP nhờ vào những ưu điểm của nó như phù hợp với những người mới bắt đầu học lập trình, nhỏ gọn, linh hoạt, cú pháp khá giống với C hay Java do đó rút ngắn được thời gian xây dựng website. Tuy nhiên do là mã nguồn mở nên tốc độ xử lý và hiệu năng của PHP không cao. Hiện nay có đến khoảng 1/3 số website đang hoạt động sử dụng ngôn ngữ thiết kế này, trong đó có các ông lớn như WordPress, Facebook, Wiki và Joomla, tất cả đều sử dụng ngôn ngữ PHP. Trong đó Joomla khá nổi bật do được tùy biến nhiều hơn khi lập trình, chính vì vậy mà nó được công ty thiết kế web uy tín Viryatechnologies, Mona Media,.. lựa chọn làm nền tảng chính để xây dựng web, cũng như cung cấp dịch vụ thiết kế website tốt nhất.
Nếu bạn đang cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ lập trình này thì có thể đọc thêm tài liệu tại free-php-scripts.net để hiểu rõ bản chất của ngôn viết web phổ biến nhất thế giới hiện nay.
Ngôn ngữ C: làm nền tảng để tạo ra các mã nguồn hiệu năng ca
Bên cạnh PHP, có thể nói rằng C là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt khi lập trình các hệ thống nâng cao đặc thù và bảo mật tốt. Tuy là ngôn ngữ có bậc khá thấp (gần với ngôn ngữ máy) nhưng việc lập trình và thiết kế website bằng ngôn ngữ C không hề đơn giản, giống như việc các bác sĩ cần phải thông thuộc cấu tạo cơ thể con người vậy, bạn phải nắm rõ cách debug (tìm kiếm lỗi phát sinh hay nguyên nhân gây ra lỗi (bug ở đâu) để có hướng sửa lỗi (fix bug), quản lý bộ nhớ, và học cả cách hoạt động của phần cứng máy vi tính. Mục đích của việc tạo ra ngôn ngữ C là giúp việc viết các chương trình lớn thuận tiện hơn, hạn chế sai sót trong mẫu hình lập trình thủ tục mà lại không đặt gánh nặng lên vai người viết ra trình dịch C. Đây cũng được xem là “ông tổ” của các ngôn ngữ lập trình bậc cao như Java, JavaScript và C#.
Ngôn ngữ C++: phù hợp tạo ra sản phẩm thú vị
C++ là một dạng ngôn ngữ thiết kế website đa mẫu hình tự do có kiểu tĩnh, và được xem như một bản nâng cấp của ngôn ngữ thiết kế C, được phát triển bởi vào năm 1985. Nó được ứng dụng để hỗ trợ lập trình thủ tục, dữ liệu trừu trượng, lập trình hướng đối tượng, và lập trình đa hình. Nếu bạn muốn viết ra các ứng dụng, phần mềm phức tạp, nâng cao, đặc biệt khi thiết kế game, C++ chính là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Ưu điểm lớn nhất của nó chính là hiệu suất cao và linh hoạt. Hệ điều hành Windows và trình duyệt Google Chrome chính là những sản phẩm được tạo bằng C++. Tuy nhiên tại Việt Nam, những nơi đào tạo làm game với C++ là không nhiều. Đó cũng là hẹn chế nếu bạn muốn theo đuổi thiết kế game vì nó dựa trên C++.
Ngôn ngữ Java: Lựa chọn hợp lý và thực tiễn
“Viết một lần, chạy mọi nơi”, đó là slogan mà các lập trình viên hay nói về ngôn ngữ Java, bởi nó áp dụng hầu hết các nguyên tắc Lập trình Hướng đối tượng (OOP) – mô hình được áp dụng trên hầu hết các ngôn ngữ thiết kế phổ biến và hiện đại như C++, Perl, Python và PHP. Tức là chỉ cần nắm rõ Java, việc chuyển sang các ngôn ngữ đã liệt kê trên là vô cùng dễ dàng. Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi James Gosling và các đồng nghiệp của ông tại Sun Microsystems, sau này được sáp nhập vào Oracle, ra đời vào năm 1991, đồng thời cũng là ngôn ngữ lập trình cốt lõi cho việc phát triển các ứng dụng Android, Smart Phone hay thậm chí là Smart TV và khá nhiều phần mềm doanh nghiệp khác. Có thể nói, ưu điểm lớn nhất của Java chính là một ngôn ngữ đa năng có thể lập trình website, web app theo ý muốn hoặc bất kỳ chương trình, phần mềm phổ thông nào.
Vậy nên học ngôn ngữ lập trình nào?
Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình thiết kế website khác nhau ngoại trừ những lựa chọn kể trên. Vậy nên chọn ngôn ngữ lập trình nào? Dưới đây là lời khuyên từ Dev/Code/Hack chuyên nghiệp:
- Lập trình viên Front-end (font chữ, màu sắc, menu công cụ, slidebar, có sự kết hợp của HTML, CSS, và JavaScript): nên chọn học về HTML, CSS, JavaScript và cần kỹ năng thiết kế bổ trợ.
- Lập trình viên Back-end (tức là những gì liên quan đến máy chủ, ứng dụng, hệ thống, cơ sở dữ liệu của website, cho phép phần Front-End hoạt động tốt): khía cạnh Back-end thường ưa chuộng các ngôn ngữ lập trình như: Python, Ruby, PHP, Java hoặc .NET.
- Lập trình viên ứng dụng di động: chuyên viết và phát triển các phần mềm nhằm gia tăng tiện ích cho thiết bị di động. Họ chuyên dùng Objective-C hoặc Java (cho Android) hoặc HTML/CSS cho các website mobile. Ngoài ra bạn có thể cần tham khảo những kiến thức khi lập trình Back-end.
- Lập trình viên về Games/3D: cần những ngôn ngữ thiên về tính cảm quan mạnh và tùy biến cao như C/C++, OpenGL, Animation.
- Lập trình viên phát triển các phần mềm cần tốc độ xử lý cao High-Performance (phần mềm trong Thị trường Chứng khoán…): C, C++ luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Ngoài ra Java cũng là phương án không tồi.
Ngoài ra trong tương lai, ngôn ngữ Swift sử dụng trên hệ điều hàng iOS và MacOS được xem là cực kỳ triển vọng bởi sự mở rộng của thương hiệu Apple, và là sự thay thế lý tưởng cho ngôn ngữ Objective-C.
Hiện nay có rất nhiều trang Blog hay website dạy lập trình và chia sẻ kiến thức về lập trình được thực hiện bởi những người có nhiều kinh nghiệm và thực hiện nhiều dự án chia sẻ lại, bạn có thể tham khảo một số trang web như: https://mona.solutions, codecademy.com, github.com,…
Có rất nhiều yếu tố khi bạn cần cân nhắc chọn một ngôn ngữ thiết kế web, chẳng hạn như độ phổ biến, mục tiêu nghề nghiệp, triển vọng, hay cả sở thích cá nhân. Mỗi ngôn ngữ đều có những thế mạnh riêng, và hy vọng bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp cho riêng mình.