PSD TO HTML: Rút ngắn thời gian cho lập trình viên

PSD to HTML - rút ngắn thời gian cho lập trình viên

PSD to HTML hay còn gọi là cắt HTML là công việc cần thiết cho các website. Việc lựa chọn dịch vụ cắt HTML sẽ là giải pháp tiết kiệm nhất để hoàn chỉnh website của bạn. Chuyển PSD sang HTML cũng là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình của một dịch vụ thiết kế website trọn gói tại các công ty lập trình, nhằm mang lại cấu trúc web giống với thiết kế nhất.

1. PSD to HTML là gì? Lợi ích của việc thuê dịch vụ chuyển PSD sang HTML

1.1. Chuyển PSD sang HTML là gì?

Convert psd to html không còn xa lạ trong thiết kế website
Convert psd to html không còn xa lạ trong thiết kế website

PSD là tên viết tắt của một định dạng gốc của Adobe Photoshop- phần mềm chỉnh sửa ảnh.

HTML là tên viết tắt của “Hyper Text Markup Language”. Nó có nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Các tập tin HTML dùng để định dạng bố cục hiển thị cho văn bản trong một trang web. Thông thường một trang web sẽ có 1 hoặc nhiều tập tin HTML.

Vậy PSD to HTML là việc chuyển file thiết kế ban đầu có định dạng là PSD ( Photoshop) sang giao diện website hoàn chỉnh cấu tạo bằng HTML.

Thiết kế Website là viêc bố cục sao cho chuyên nghiệp. Các element có phong cách thiết kế đồng nhất chứ không phải sáng tạo ra một element hoàn toàn mới. Trong khi đó, Photoshop là phần mềm đặc thù dùng để lắp ghép các thiết kế, tạo ra hiệu ứng mới và làm tổng thể giao diện trở nên bắt mắt và đẹp hơn. Chính vì thế, Photoshop là phù hợp nhất cho thiết kế website. Người  lập trình sẽ không mất nhiều công sức để code web mà sẽ cắt các thông tin từ PSD có sẵn. Do vậy công việc sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều.

1.2. Tại sao nên thuê dịch vụ cắt HTML

Theo tìm hiểu thông tin từ trang thông tin công nghệ Coding Guru – Một trong những trang chuyên cung cấp những tin tức về công nghệ, lập trình uy tín, nhanh nhạy hiện nay, việc thuê dịch vụ cắt HTML có những lợi ích sau:

  • Tiết kiệm chi phí

Những người thiết kế website, HTML được gọi là front end developer. Khi công ty có nhu cầu chuyển PSD sang HTML nhưng nhân lực không có hoặc đã tập trung cho các dự án khác. Thì việc tuyển thêm một nhân viên chuyên về mảng front end là điều khá tốn kém. Đặc biệt khi mà nhu cầu không thường xuyên hoặc chỉ là một vài dự án nhỏ không nặng về giao diện website. Như vậy việc thuê ngoài các dịch vụ cắt HTML vừa có mức giá mềm hơn mà chất lượng được cam kết với thời gian nhanh chóng.

  • Sự chuyên môn hóa

Các công ty thuê ngoài có dịch vụ vắt HTML. Họ coi đó là một mảng chuyên sâu thì công ty đó sẽ làm front end tốt, có nhiều kinh nghiệm và chắc chắn sẽ làm khách hàng yên tâm. Điều này sẽ giúp website của bạn phần nào đó thân thiện với SEO. Bạn có biết tại sao chúng tao phải thiết kế website chuẩn SEO không. Bạn có thể hiểu rõ vấn đề này sau khi xem 10 lý do nên thiết kế web chuẩn SEO sau đây.

  • Trình độ

Đi đôi với sự chuyên môn hóa thì trình độ của công ty thuê ngoài chắc chắn được cam kết và đảm bảo. Trong khi thực tế đa số các lập trình viên lại không được tốt mảng cắt HTML và thường mắc phải nhiều lỗi cơ bản. Lập trình viên Jonathan Kahn đã chia sẻ trên trang lucidplot.com – blog cá nhân nhân của anh về nhiều lỗi mà các freelancer frontend thường gặp, chính vì vậy nếu không chắc chắn về một lập trình viên đủ kinh nghiệm, tốt nhất bạn hãy nên thuê các công ty outsourcing uy tín, lâu năm.

2. Chia sẻ kinh nghiệm cắt PSD sang HTML

Phân tích design

Khi có trong tay design PSD, có thể là bạn tải trên mạng về hoặc ai đó yêu cầu thì bước đầu tiên là phân tích nó. Vậy phân tích những gì? Hãy cùng mở design và cùng khám phá. Đặc biệt là đối với việc thiết kế website theo yêu cầu chuyên nghiệp thì cần phải chú ý những chi tiết, tiểu tiết sau:

  • Màu sắc: Nhìn vào design các bạn cần xác định màu chủ đạo và các màu phụ như màu của chữ, các liên kết, và màu nền,…
  • Font: Để biết được đoạn nào đó font gì, kích thước bao nhiêu, button,… thì chọn công cụ Text của photoshop và chọn vào đoạn text đó.

Sau khi biết được các font đó rồi thì dùng Google fonts. Trong trường hợp Google font không có thì tìm và tải xuống dạng otf tff woff rồi đưa vào và css dẫn tới các file font vừa tạo.

  • Hình ảnh: Dùng photoshop hoặc các phần mềm để cắt ra.
  • Icons: Được lấy từ font – awesome, nếu design không có trong font – awesome thì có thể dùng một icon tương tự hoặc cắt nó thành tấm hình nhỏ
  • Kích thước design: Để làm đúng kích thước của các block trong design thì cần đo kích thước của design để biết độ rộng của nó
  • Spacing: Kiểm tra các khoảng cách lề, padding của các thành phần để code cho chuẩn

Tạo cấu trúc thư mục cơ bản

Sau khi đã biết được các thành phần, việc làm tiếp theo là tạo cấu trúc thư mục đơn giản để chuẩn bị code.

Thư mục bao gồm 1 file INDEX.HTML – 1 thư mục CSS chứa các file.css – 1 thư mục chứa hình ảnh images- 1 thư mục fonts chứa font.

Ngoài các thư mục chính, có thể tạo thêm các file reset.css để reset về các trạng thái mặc định của các thẻ, 1 file fontawesome.css, 1 file style.css là file để code vào trong đó.

Dựng HTML và CSS theo từng block

Sau khi tạo cấu trúc thư mục cơ bản thì sẽ tiến hành dựng HTML cho từng phần trong design. Đến đây có 2 cách làm. Hoặc code hết HTML cho toàn bộ từ trên xuống dưới rồi CSS 1 lần. Hoặc làm theo từng phần- dựng HTML và CSS cho từng block

Mobile first vs Desktop first

Khi bắt đầu vào code thì cần xác định làm theo giao diện mobile hay desktop.

Nếu là mobile thì CSS đang làm là dành cho mobile. Sau đó dùng @media min-width cho các giao diện từ mobile trở lên. Còn nếu làm cho desktop thì dùng @media max- width cho các thiết bị nhỏ hơn.

Trình duyệt hỗ trợ

Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng để để dùng các thuộc tính của CSS. Ví dụ nếu yêu cầu các trình duyệt cũ như IE thì dùng float hay display inline block… Còn yêu cầu Edge hay Chrome thì có thể dùng CSS Grid hay CSS Flexbox.

Testing

Sau khi đã làm tất cả các bước và cho ra một sản phẩm có hình thù thì việc testing. Testing chính là cửa cuối cùng để cho ra một sản phẩm hoàn hảo không có lỗi.

Bước này rất quan trọng nhưng công việc lại rất đơn giản. Chỉ việc resize trình duyệt hoặc dùng giả lập giao diện thiết bị của Chrome để test xem ở các màn hình giao diện đã đẹp chưa (UI) và trải nghiệm có tốt không (UX). Làm tương tự trên các trình duyệt khác  như Firefox hay Safari.. để test thêm. Nếu kết quả cho ra là giống nhau thì sản phẩm hoàn toàn đạt chất lượng. Nếu có lỗi ở trình duyệt nào thì tìm cách fix bằng các công cụ Google và Stackoverflow.

Hoàn thành

Sản phẩm hoàn chỉnh là sau khi làm và test (bao gồm đã fix bug). Bạn có thể gửi cho người khác để xin góp ý về giao diện, hiệu ứng hoặc giúp bạn phát hiện ra các lỗi mà bạn không biết. Tuy nhiên điều qua trọng vẫn là làm đúng design, đẹp, ít lỗi và hài lòng khách hàng là được.

Bài chia sẻ trên của Mona Media nhằm cung cấp cho các bạn lập trình viên một cái nhìn tổng quan nhất về các bước nên làm để convert psd to html. Dịch vụ cắt html ở Mona Media cam kết chất lượng và mang lại giá trị tốt nhất cho website của bạn, là một phần không thể thiếu trong quy trình thiết kế website trọn gói hiện nay, giúp tạo ra web chuyên nghiệp một cách nhanh chóng nhất. Hãy truy cập ngay vào website https://mona.media/ hoặc hotline 1900 636 648 để nhận được tư vấn đầy đủ nhất.